Ngày nay, ngày càng nhiều khách hàng đến với lựa chọn ăn chay (ăn chay trường, thường xuyên hoặc không thường xuyên) như một cách trải nghiệm hoặc vì lý do sức khỏe. Điều này tạo điều kiện cho một thị trường ẩm thực chay tại Việt Nam đang và sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong nhiều năm tới. Thị trường ẩm thực chay có tiềm năng lớn, tuy rảo cản gia nhập thị trường thấp nhưng vì còn kén khách hàng nên nếu không chuẩn bị đủ kỹ càng, thương hiệu của bạn khó có thể nổi bật trong cảm nhận của khách hàng
Dưới đây là 6 chiến lược Marketing cho nhà hàng chay nổi bật nhất hiện nay bạn có thể ứng dụng cho nhà hàng của minh
1. Product - Chiến lược sản phẩm cho nhà hàng chay
Có điều đặc biệt bạn cần chú ý khi muốn mở một quán đồ chay đó là nguyên liệu chủ yếu gồm rau, củ, các loại hạt hay ngũ cốc nên để khiến món ăn trở nên đặc biệt cần phải có sự sáng tạo và tinh tế trong việc kết hợp các nguyên liệu với nhau. Thành phẩm cần màu sắc tươi tắn của rau củ, hương vị đến từ vị tự nhiên của rau củ và mang được vị thanh nhẹ đặc trưng của đồ chay.
Ngoài đặc điểm hình thức và hương vị, món chay còn cần đảm bảo dinh dưỡng để khách hàng có thể dễ dàng theo đuổi chế độ ăn lâu dài mà không lo lắng về vấn đề sức khỏe bị ảnh hưởng do thiếu dinh dưỡng.
Để mang được những giá trị như vậy vào sản phẩm, bản thân người chủ thương hiệu cần là người hiểu rõ về đồ ăn chay nhất. Bạn có thể tham gia các khóa học dạy nấu đồ chay, dạy dinh dưỡng món chay đồng thời hiểu rõ câu chuyện bạn muốn kể cho khách hàng qua mỗi món ăn. Ngoài kiến thức ẩm thị, bạn cũng cần hiểu được thị trường, hiểu được quy trình vận hành doanh nghiệp và nhân sự để không chỉ chủ thương hiệu mà các nhân viên cũng nắm rõ được những giá trị cốt lõi của sản phẩm mà thương hiệu của bạn muốn đưa đến cho khách hàng.
2. Price - Chiến lược giá cho nhà hàng chay
Trong suy nghĩ mặc định của nhiều khách hàng, các sản phẩm chay có mức giá khá rẻ so với sản phẩm F&B khác do tận dụng được lợi thế của một nước nông nghiệp nhiều rau quả. Thương hiệu chay cần phân khúc khách hàng và lựa chọn được khách hàng mục tiêu mà mình muốn phục vụ chính. Từ đó đưa ra một mức giá phù hợp với từng nhóm đối tượng, chủ yếu dựa trên thu nhập của họ. Đồng thời có thể tiếp tục xây dựng những yếu tố phía sau như: địa điểm hay bằng chứng hữu hình.
Khi tính toán giá cho sản phẩm, bạn cũng cần cân nhắc lựa chọn hình thức kinh doanh, gọi món hoặc buffet hoặc cả hai và đưa ra mức giá phù hợp cho từng hình thức. Có những phương pháp định giá quen thuộc như: Competition-based pricing (định giá dựa trên đối thủ); Economy pricing - đặt giá dựa trên khả năng chi trả của khách hàng (thường dành cho nhà hàng bình dân); Premium pricing - đặt giá dựa trên trải nghiệm mang lại được cho khách hàng (cao hơn thị trường, phải có trải nghiệm cao cấp hơn trên thị trường)
3. Place - Chiến lược địa điểm của cho nhà hàng chay
Với đặc thù của sản phẩm, nhà hàng chay nên mang lại cho khách hàng một không gian thanh tịnh, yên tĩnh. Bởi vậy nhà hàng nên được đặt tại những khu phố có tính chất tương tự và sẽ đặc biệt hơn nếu có thể gắn liền yếu tố văn hóa của địa điểm với không gian và câu chuyện của nhà hàng. Khi lựa chọn địa điểm, nhà hàng cũng cần lựa chọn những vị trí dễ tìm kiếm hoặc gần khu vực trung tâm nếu muốn hướng đến tệp khách hàng có mức sống trung bình cao, sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn hơn để có trải nghiệm ăn uống trọn vẹn. Bạn cũng nên cân nhắc đến những địa điểm kinh doanh trong thời đại công nghệ như đặt hàng online qua chính nền tảng của thương hiệu hoặc qua bên thứ 3 như Shopeefood hoặc Grabfood.
Trong thời gian tới, khách hàng sẽ cởi mở hơn với địa điểm ăn uống như: đi vào sâu hơn, đi lên tầng cao hơn, đi kèm với điều đó, bạn cần đảm bảo thương hiệu đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng nếu như không muốn địa điểm này trở thành con dao hai lưỡi khó thay đổi
4. Promotion - Chiến lược xúc tiến bán của cho nhà hàng chay
Trong giai đoạn đồ ăn chay chưa quá phổ biến tại Việt Nam, nhà hàng cần tập trung tận dụng KOLs, Influencer để nâng cao nhận thức của khách hàng về sản phẩm chay và về thương hiệu của mình. Các thông điệp truyền thông nên nhấn mạnh và tập trung làm thay đổi một số mặc định của khách hàng về đồ chay như: nhạt nhẽo, khó ăn, chỉ dành cho người theo đạo Phật.
Về thông điệp truyền thông, vì sản phẩm ngách nên bạn cần cẩn trọng với những thông tin đăng tải trên mạng xã hội của thương hiệu, và nên hạn chế những nhân sự không hiểu về sản phẩm thực hiện truyền thông cho thương hiệu. Nếu không ngay cả chủ thương hiệu cũng có thể cảm nhận được độ nông và sự hời hợt trong câu chữ mà thương hiệu đang truyền tải đến khách hàng
5. People - Chiến lược con người của cho nhà hàng chay
Để truyền đạt được thông điệp chung đến với khách hàng, trước tiên người quản lý cần phải xây dựng văn hóa cho nhân viên. Không một thực khách nào cảm thấy thoải mái khi đến nhà hàng chay nhưng phục vụ luôn có vẻ mặt nặng nề, khó chịu và đùa giỡn với nhau quá đà, lớn tiếng trong khi họ dùng bữa, đặc biệt với không gian yên tĩnh điển hình của các nhà hàng chay. Nhanh nhẹn, nhưng nhẹ nhàng và khiêm tốn cũng chính là những tiêu chí đầu tiên mà người quản lý cần quan tâm khi tuyển chọn nhân viên.
Đồng phục mà nhân viên mặc cũng phải đầu tư kỹ lưỡng. Để tạo sự hài hòa giữa không gian và con người, trang phục nhân viên cần phải có màu sắc, kiểu dáng đi theo chủ đề của không gian, thương hiệu, với thiết kế đơn giản, nhưng không kém trang nhã.
6. Physical Evidence - Chiến lược bằng chứng hữu hình cho nhà hàng chay
Do đặc thù của hình thức ẩm thực này khác với món mặn nên việc trang trí cửa hàng cũng phải làm sao để tạo không khí phù hợp. Các quán ăn chay thường bài trí theo một số phong cách như thuần Việt, hơi hướng phương Tây hay kết hợp với một số loại hình nghệ thuật dân tộc.
Dù thế nào thì tiêu chí hàng đầu vẫn là phải hài hòa, yên tĩnh, tạo cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng giống như sự thanh tịnh nơi đình chùa. Thực khách thường thích các cửa hàng được xây dựng mộc mạc, thôn quê với gác ngói, mái rơm, kèo gỗ với các vật trang trí hoài cổ.
Tuỳ vào loại hình kinh doanh nhà hàng chay mà bạn thiết kế không gian phù hợp cho quán. Ví dụ như không gian kín có nhiều phòng hoặc vách ngăn kín đáo dành cho quán ăn chay gọi món, hoặc không gian mở thoáng mát, sang trọng cho nhà hàng cơm chay tự chọn. Bạn cũng có thể tham khảo những mẫu nhà hàng chay trên mạng để thu hút và tạo thiện cảm với khách hàng.
Kết luận
Trên đây là 6 chiến lược Marketing cho nhà hàng chay nổi bật. Đối với F&B, bắt đầu bằng đam mê ẩm thực của bản thân bạn là một khởi đầu tuyệt vời bởi chỉ khi bạn yêu sản phẩm của mình, bạn mới có thể tự hào và tự tin giới thiệu nó cho khách hàng. Nhưng để vận hành được một nhà hàng, kể cả online hay bán mang về hoặc để xây dựng thực phẩm chay như một nền tảng cho sự nghiệp lâu dài, bạn cần có một kế hoạch bài bản và thông minh để tận dụng hiệu quả nguồn lực bạn đang có trong tay. Tự học hoặc đi học các khóa chuyên sâu về nhà hàng hoặc truyền thông, marketing là cách hai trong nhiều cách tốt nhất để bạn có thể thành công mà không gặp quá nhiều thất bại. Học từ những thương hiệu đi trước để tìm hiểu cách họ thu hút khách hàng hoặc học từ những người có ảnh hưởng trong cộng đồng thức ăn chay như bài viết đã đề cập bên trên để nắm chắc xu hướng của thực phẩm, của món ăn.
Comments