top of page
Writer's pictureCOOKED F&B School

Series "Customer Persona": Chân dung Khách hàng, trên từng Nền tảng Mạng xã hội (Phần 1)






Chân dung khách hàng trên các Mạng xã hội có giống nhau đến thế? Nếu không, thì cùng một người khách hàng, họ đang tìm kiếm đều gì trên từng nền tảng? Sau tất cả, thương hiệu cần làm gì để có được họ? Bộ ba câu hỏi này không khác gì ải "vũ môn", đặc biệt đối với người làm Marketing ngành F&B. Bài viết này sẽ trợ sức bạn trên công cuộc vượt ải, và chạm tới cái đích truyền thông mà thương hiệu ngưỡng vọng.


Phần 1: Instagram - miền đất hứa kỳ ảo hay cuộc đua không kẻ thắng?


Giữa thế giới Instagram kỳ ảo và thương hiệu nào cũng lộng lẫy, bạn có bao giờ hoang mang với tự vấn "Mình cần làm gì để thương hiệu nổi bật giữa một biển Content, để lại dấu ấn trong tâm trí khách hàng, và lý tưởng nhất là khiến họ mở ví?"

Từ từ nhé, bạn còn nhớ COOKED đã nhắn nhủ gì trong series "Content Marketing ngành F&B" không nào? Hãy bền bỉ, kiên trì, chậm rãi mà chắc chắn.  


Bây giờ, bước đầu tiên chúng ta cần bước, đó là trả lời câu hỏi: "Người dùng Instagram đang tìm kiếm điều gì trên nền tảng này?"


Cái đẹp, cái đẹp, và cái đẹp.


Bất kể bạn đang muốn nói điều gì, nói với ai, thì cũng cần ghi nhớ một điều: thông tin đăng tải tại Instagram cần đẹp mắt. Để làm được điều này, bạn không nhất thiết phải là tay bấm máy cừ khôi nhất hay food stylist chuyên nghiệp nhất, nhưng hãy luôn tâm niệm một điều: "Hình ảnh của thương hiệu trên Instagram cần đồng nhất trong tone màu và cảm xúc."



Bạn có thể tham khảo những thương hiệu bán cùng một loại sản phẩm với bạn, có tính cách tương tự con người thương hiệu bạn muốn gây dựng, chỉ cần bạn hiểu rằng Visual Guideline sẽ ảnh hưởng tới sự hài lòng của những vị khách bước từ Instagram xuống Nhà hàng, quán cà phê của bạn. Vậy nên, hãy luôn cẩn trọng với kỳ vọng Instagram tạo ra.



Thông tin bổ ích.


Không phải người dùng nào cũng lên Instagram chỉ để ngắm hình đẹp. Họ tò mò muốn biết về loại bò Wagyu mà nhà hàng bạn sử dụng. Họ muốn biết đầy đủ tên gọi và xuất sứ của chai vang Pháp mà bạn tuyên bố là "perfect pair" với Tartare Bò.



Đúng vậy, những gì bạn lo ngại chính là thử thách mà bạn phải vượt qua (hay là cơ hội nhỉ?), đó là: người làm Marketing phải hiểu về Ẩm thực. Trang bị cho mình một vốn hiểu biết về ngành, về đồ ăn thức uống vẫn chưa đủ. Bạn sẽ đưa những thông tin ấy lên Instagram của thương hiệu như thế nào? Làm sao để không "khủng bố" khách hàng bằng 10 gạch đầu dòng giải thích cặn kẽ từng nguyên liệu trong món ăn best-seller? Để trả lời cho câu hỏi này, bạn tiếp tục đọc nhé!


Bây giờ, một tay bạn có hình ảnh đẹp và những thông tin đủ sức thỏa mãn mọi tín đồ Ẩm thực, một tay bạn có bộ công cụ "I-gờ", bao gồm Post - Story - Reel. Bạn sẽ phân bổ Nội dung như thế nào?


Cheese cake, Garden Kisses Bakeshop & Matcha bar


Đối với Post, hãy ưu tiên những nội dung nhỏ, dễ tiêu hóa và làm rõ nó theo cách hấp dẫn nhất có thể.


Khách hàng "bỗng dưng" muốn ăn một chiếc cheese cake matcha thơm mềm khi lướt thấy miếng bánh của bạn. Sau khi dành 3s để ngắm hình ảnh, họ mở caption ra và đọc lướt. Bạn sẽ viết gì ở caption để khiến họ muốn có chiếc bánh ấy ngay, hoặc lưu lại và để dành ý tưởng này cho buổi cà phê cuối tuần?




Đối với Story: một vòng tròn chỉ sáng 24 giờ là vùng đất lý tưởng để bạn kể dài hơn, sâu hơn.


 Đây rồi! Nơi bạn có thể tự do cung cấp thật nhiều thông tin bổ ích mà chẳng cần lo giới hạn từ của một Post. Bạn có thể giáo dục thị trường một cách ăn mới, kể cho follower nghe về một lịch sử chẳng mấy ai rõ của món người người đều mê,... 


Đối với chiếc bánh cheescake matcha phía trên, đó có thể là câu chuyện về loại matcha bạn sử dụng cho chiếc cheese cake bồng bềnh ấy, về những mẻ bánh nướng mới mỗi ngày thơm lừng ngay tại lò nướng sáng đèn và nóng hổi qua những góc máy không thể thật hơn.


Ngoài những nội dung mang tính dẫn dắt, những nội dung về con người thương hiệu và cuộc sống hằng ngày của con người ấy, bạn có thể tận dụng các tính năng của Story để triển khai các cuộc Survey nhỏ hoặc Q&A để trò chuyện cùng khách hàng. Đến gần hơn với khách hàng của mình, Story sẽ giúp bạn kha khá đó!


Cuối cùng, hãy nhớ: đừng khiến khách hàng của bạn "bội thực thông tin", để rồi mỗi khi nhìn thấy vòng tròn 24h màu nhiệm này sáng lên, họ lại vội vàng lướt qua nhé.


Reels Feed, Olive Studio

Thế còn những nội dung có tính nặng tương đương Post nhưng một chuỗi các hình ảnh tĩnh không đủ để phô diễn thì sao? Nếu bạn đang nghĩ tới Reel - thì bạn đúng rồi đó.


Reel là giải pháp mĩ mãn cho những chuyển động xinh đẹp – 90s, mà chưa cần đến 1 phút rưỡi, 45s ngập tràn những chuyển động xinh đẹp cũng đã đủ để gợn sóng vùng biển cảm xúc trong mỗi vị khách.




Một khoảnh khắc đáng yêu ở cửa hàng có thể được ghi lại trong 30s. Một thông điệp nho nhỏ có thể được truyền tải vừa vặn trong 60s. 90s có thể là thời lượng hoàn hảo cho một lần tự sự của thương hiệu. Hoặc đôi khi, bạn đơn giản là muốn "đãi" follower của mình một "chầu" đẹp mắt (mà không "đơn giản" cũng được, COOKED mách nhỏ: nhiều vị khách muốn ăn bằng mắt trước tiên, nên một Reel đẹp là một lưỡi hái sắc sảo đó nhé.)


Đọc tới đây, bạn đã cảm thấy bớt mông lung hơn trên hành trình "tập tô" bức tranh Instagram chưa? Mỗi công cụ lại có thế mạnh riêng, nhưng hãy nhớ: luôn đồng nhất về Tone & Mood của mọi hình ảnh, video được đăng tải nhé!

240 views0 comments

Comments


bottom of page